Serena vẫn thi đấu tốt trên mặt sân đất nện

Sau 3 giải đấu trắng tay trên sân cứng mùa này và cơn hạn hán danh hiệu đã kéo dài suốt từ US Open năm ngoái, nhiều ý kiến cho rằng Serena Williams đã hết thời. Nhưng khi chứng kiến cô đánh bại tay vợt người Đức Anna-Lena Friedsam tại vòng 2 Rome Masters hôm thứ Ba vừa qua, ta phải nghĩ lại.

Chiến thắng nhỏ, niềm tin lớn

Tay vợt người Mỹ đã thắng dễ dàng 6-4, 6-3 để đặt chân vào vòng 3. Cũng có thể khi những nỗi thất vọng trên mặt sân cứng đã tạm nguôi, Serena lại đặt nhiều tâm huyết hơn cho mặt sân đất nện bởi Roland Garros đang đến rất gần và đó là sẽ cơ hội lớn để cô san bằng kỷ lục giành Grand Slam kỷ nguyên mở rộng của huyền thoại Steffi Graf. Serena mà người hâm mộ đang được nhìn thấy tại Rome là một tay vợt tự tin, sẵn sàng với mọi thách thức trước Friedsam, tay vợt 22 tuổi từng gây khó dễ cho Serena ở vòng 2 Roland Garros năm ngoái.

Sau tất cả những cảm xúc hỗn loạn của mùa giải đất cứng 2016. Sau tất cả những thất vọng, ủ rũ trong màn trình diễn ở Miami tháng trước. Cuối cùng thì mặt sân đất nện đã được chứng kiến một Serena mà mọi người vẫn hay biết. Ngoài ra, thực tế rằng tay vợt 34 tuổi luôn khao khát kỷ lục của Graf và đó có lẽ là động lực chính để cô tiếp tục cầm vợt. Chúng ta được biết về một sự nghiệp chói lọi của Serena, nhưng những gì đang diễn ra, sự thống trị của cô, sức ảnh hưởng to lớn của cô hiện tại là điều mà vài năm trước chẳng ai dám nghĩ tới vì tuổi tác đã gọi tên cô từ lâu. Năm nay, Serena sẽ tròn 35 tuổi, và ở cái tuổi đó mà một người phụ nữ vẫn là tay vợt số 1 thế giới, bất chấp những tài năng như Victoria Azarenka, Maria Sharapova, Petra Kvitova… thì quả là một điều phi thường.

Đất nện chẳng phải thách thức

Người Mỹ không phải có nhiều huyền thoại trên mặt sân đất nện vì tốc độ bóng đi chậm, ngoại trừ vài trường hợp xuất chúng như Chris Evert hay Jim Courier. Các tay vợt Mỹ thường tập luyện trên những mặt sân cứng mà bóng đi nhanh. Pete Sampras chưa bao giờ vô địch Roland Garros, hay cả những biểu tượng của quần vợt Mỹ như John McEnroe, Jimmy Connors, Venus Williams cũng vậy.

Song Serena là một ngoại lệ, dù sự chuyển đổi trong cách chơi của cô để thích ứng với mặt sân đất nện hơi chậm. Cô đã vô địch Roland Garros ít hơn hẳn so với các giải Grand Slam khác với 3 danh hiệu. Tại Rome Masters, cô cũng mới chỉ 2 lần giương cúp trong khi những giải như Miami Open thì con số là 8. Trong suốt quãng thời gian từ năm 2002 đến tháng 5 năm 2013, Serena không hề vô địch Roland Garros hay Rome Masters. Đó là hơn một thập kỷ đầy thất vọng và mỏi mệt. Nhưng thực ra nỗi thất vọng năm 2012 khi Serena bị loại ngay từ vòng 1 tại Paris trước một đối thủ giành vé đặc cách Virginie Razzano lại là đòn bẩy để Serena trở nên tiến bộ vượt bậc trên mặt sân đỏ.

Kể từ trận đấu đó đến nay, tay vợt người Mỹ đã thắng 71 trận và chỉ để thua 4 trên mặt sân đất nện. Và hơn thế nữa, 2 danh hiệu tại Pháp mở rộng của cô đã nói lên tất cả.  Serena không phải một “bà hoàng đất nện”, nhưng cô thống trị nó, hơn tất cả mọi người Mỹ trong lịch sử quần vợt. Và bây giờ, khi Rome Masters của cô đang diễn ra suôn sẻ, thì chẳng có lý do gì ta không nên tin vào danh hiệu Grand Slam thứ 22 tại Pháp lần này.

Vấn đề của Serena không phải chuyện kỹ thuật hay thể lực, mà là động lực thi đấu. Chính HLV của cô đã khẳng định sau thất bại tại US Open năm ngoái, động lực thi đấu của cô em nhà Williams đã sụt giảm trông thấy.
>>> Lớp học tennis cho trẻ em chất lượng